THUYỀN VIÊN MỚI VÀ VẤN ĐỀ LÀM QUEN CÔNG VIỆC

Bất cứ ở cương vị nào khi bạn nhận nhiệm vụ trên một tàu mà lần đầu tiên bạn tiếp xúc có thể bạn sẽ thấy sự khác biệt về cấu hình các trang thiết bị và vị trí của chúng.

Các trang thiết bị có nhiều chủng loại do nhiều hãng sản xuất, có thể có cách bố trí cấu hình khác nhau, vị trí của chúng có thể thay đổi tùy theo cấu trúc buồng lái, nếu không chủ động làm quen trước khi làm nhiệm vụ thì khi trực ca xử lý các tình huống bạn sẽ cảm thấy lung túng và có khi để xảy ra sai sót.



Vì vậy khi nhận nhiệm vụ trên tàu khác, là thuyền viên mới bạn phải chủ động làm quen công viêc và làm quen tàu. Vấn đề này cũng đã có quy định trong các Bộ luật về Hàng hải bắt buộc phải chấp hành không qua loa đại khái. Cụ thể như sau:

1. Các quy định Theo Bộ luật ISM và Bộ luật STCW 95/2010, đối với THUYỀN VIÊN MỚI LÊN TÀU nhận nhiệm vụ cần phải làm quen tàu và làm quen công việc thuộc chức trách. Những ai có liên quan trực tiếp trong việc điều khiển tàu như trực ca cần phải được giành một thời gian hợp lý để làm quen với các thiết bị mà họ sẽ sử dụng cũng như làm quen với tất cả các quy trình có liên quan. Thuyền trưởng phải chỉ định sĩ quan đã thông hiểu công việc tiến hành đào tạo huấn luyện trực tiếp, kèm cặp cho thuyền viên mới. Cũng có thể dùng các hình thức huấn luyện khác dựa trên các chương trình đào tạo có sẵn trong tài liệu tự học, video, vi tính.

2. Thuyền viên mới phải được học/làm quen và hiểu rõ hoạt động của các trang thiết bị dưới đây:
1) Đèn chiếu sáng trên buồng lái và trên boong.
2) Trang thiết bị khẩn cấp trong trường hợp hỏng máy chính.
3) Đèn hành hải và đèn tín hiệu, bao gồm đèn chiếu, đèn đánh tín hiệu…
4) Trang bị phát tín hiệu âm thanh bao gồm :
• còi;
• cồng chuông sa mù ;
5) Trang thiết bị an toàn gồm:
• thiết bị cứu sinh, pháo hiệu, EPIRB, SART;
• bảng điều khiển máy báo cháy;
• trang bị phát tín hiệu báo động chung và cứu hỏa;
• bơm sự cố, thiết bị kiểm soát thông gió, cửa kín nước;
6) Thiết bị thông tin trong nội bộ tàu gồm:
• bồ đàm xách tay;
• hệ thống điện thoại “không pin”;
• hệ thống phát thanh công cộng;
7) Thiết bị thông tin với bên
ngoài gồm:
• thiết bị VHF và GMDSS; Hệ thống báo động trên buồng lái;
9) Máy đo sâu;
10) Hệ thống định vị hàng hải điện tử;
11) La bàn con quay/la bàn phản ảnh;
12) La bàn từ;
13) Thiết bị báo động lệch hướng;
14) Rađa, ARPA;
15) Máy ghi tốc độ, quãng đường;
16) Thiết bị điều khiển máy và chân vịt;
17) Máy lái bao gồm lái tay, lái tự động cùng thiết bị thiết bị chuyển đổi khẩn cấp tự động…
18) Hệ thống tự động giữ đường đi (nếu có);
19) Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử và thông tin ECDIS ;
20) Hệ thống buồng lái tích hợp (nếu có);
21) Vị trí và cách sử dụng các dụng cụ buồng lái (như ống nhòm, cờ hiệu, dụng cụ khí tượng…);
22) Tủ hải đồ và ấn phẩm hàng hải;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nghề Cá Thế Giới Nghề cá trong nước Văn Bản - Chính Sách
“Chế Độ Chăm Sóc Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Cho Thuyền Viên Trên Tàu Biển”
Áp dụng mô hình tuần hoàn nước – Giải pháp bền vững cho nuôi tôm trong điều kiện nguồn nước ô nhiễm
Bảo Vệ Môi Trường Khoa Học - Công Nghệ
QUY ĐỊNH XỬ LÝ CHẤT THẢI THỰC PHẨM Ở CÁC BỜ BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
No Preview
CÔNG NGHỆ INTERNET VẠN VẬT GIÚP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HIỆU QUẢ HƠN
An Giang tăng cường xử lý việc thả nuôi tôm thẻ
Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vì sao giảm tới 81% so với cùng kỳ?
Biorex Việt Nam Thương hiệu nổi tiếng quốc giâ
BIOREX VIỆT NAM – THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG QUỐC GIA
Nghệ An: Triển khai gói cho vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản