Trong bối cảnh nguồn nước nuôi tôm đang dần bị ô nhiễm nặng. Đã có nhiều hộ dân và doanh nghiệp chuyển hướng sang áp dụng mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm. Từ đó, mang lại hiệu quả nuôi trồng cao, hạn chế được một số dịch bệnh nguy hiểm.
Mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước
Để hạn chế được một trong nhược điểm của nuôi tôm truyền thống, đó là gây ra ô nhiễm nguồn nước. Bà con nông dân đã từng bước thay thế bởi mô hình nuôi tôm CNC – tuần hoàn nước (RAS).
Từ thực tế nuôi tôm cho thấy, sau 1 thời gian nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm bởi: Thức ăn dư thừa, phân tôm,… Thông thường, người nuôi sẽ đưa nguồn nước này ra khỏi ô nuôi và thay bằng nước mới. Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình RAS, nguồn nước thải sẽ được xử lý cho đến khi đạt chuẩn, sau đó đưa ngược vào bể nuôi. Toàn bộ chất thải còn lại, sẽ được người nuôi tôm tận dụng, làm thành phân bón cho cây trồng.
Triển vọng của công nghệ RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Ảnh: vibo.com.vn
RAS giúp các hộ nuôi kiểm soát được nguồn nước, tỷ lệ oxy. từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng hao hụt con giống. Ngoài ra, tiết được được chi phí nhân công, bởi quá trình vận hành đều được điều khiển tự động. Đặc biệt, không gây ra ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
Có thể thấy rằng, với tình trạng khan hiếm của nguồn nước hiện nay. Thì việc tái sử dụng nước nuôi tôm có ý nghĩa quan trọng. Như vậy, đáp ứng được phát triển bền vững đối với môi trường.
Lợi ích nhờ áp dụng mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm
Hạn chế dịch bệnh
Mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm, hầu như không sử dụng nguồn nước bên ngoài. Giúp tôm lớn nhanh hơn so với cách nuôi tôm truyền thống. Cụ thể, nước thải sẽ được xử lý qua các tấm lưới lọc, sau đó qua một lớp lọc sinh học. Bơm nước đã được xử lý qua một ao lắng, được thiết kế theo hình dích dắc. Đảm bảo nước được lọc sạch hoàn toàn, trước khi đưa qua ao thứ 5 và bơm nước ngược vào ao nuôi. Phần còn lại sẽ được thảo vào ao nuôi cá để lọc thêm một lần nữa. Cuối cùng, nước đưa ra ngoài môi trường sẽ được sạch gần như hoàn toàn.
Do kiểm soát được nguồn nước, nên cả giai đoạn nuôi tôm nhỏ, cho đến trưởng thành đều không sử dụng kháng sinh. Không tốn tiền mua hóa chất để xử lý nước. Vì vậy, tiết kiệm kha khá chi phí nuôi tôm. Nếu như trước kia, mỗi ngày đều thay từ 20 – 30% nước, thì bây giờ còn số này chỉ còn lại chưa đến 5%.
Hệ thống bể lọc, xử lý nước thải trong nuôi tôm. Ảnh: encrypted-tbn0.gstatic.com
Giảm giá thành sản xuất
Theo chia sẻ của Chi Cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, mô hình tuần hoàn nước trong nuôi tôm chiếm 80% số hộ nuôi tại tỉnh. Tình trạng xả nước thải ra kênh rạch được giảm đi đáng kể. Tỷ lệ thành công của nuôi tôm thâm canh đạt hơn 80%. Đặc biệt là tôm cỡ 20 con/kg đã không còn xa lạ gì với bà con.
Không dừng ở đó, với những hộ nuôi xa kênh rạch, không tiện cho việc lấy nước. Cũng không hề ảnh hưởng đến chất lượng con tôm. Trong suốt quá trình, bàn con không cần thay nước nhiều, không sử dụng hóa chất xử lý, không diệt khuẩn. Thay vào đó, dùng men để ức chế khuẩn làm sạch nước. Như vậy, vừa giảm thiểu được rủi ro bệnh tật, vừa giảm giá thành sản xuất mà còn bảo vệ được môi trường.
Hiện nay, đang đứng trước mối lo ngại về việc giá tôm giảm mạnh. Tuy nhiên, bằng việc tỷ lệ thành công cao, chi phí nuôi thấp thì đâu đó, bà con vẫn còn lời.