An Giang tăng cường xử lý việc thả nuôi tôm thẻ

Ngày 3/8, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cho biết vừa yêu cầu các sở, ngành phối hợp các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra ngăn chặn, xử lý việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng nước ngọt.

Mô hình nuôi tôm
Một điểm nuôi tôm thẻ chân trắng. Ảnh: NEC

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, qua kiểm tra đã phát hiện 18 hộ dân ở 2 huyện Châu Phú, Châu Thành thả nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 17,5ha.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa cho phép thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Trước đó, tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo không cho phép thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.

Hệ lụy của việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát sẽ tác động xấu đến môi trường sinh thái từ hoạt động xả thải nguồn nước mặn trong quá trình nuôi tôm thẻ ra môi trường bên ngoài, gây tích tụ nhiễm mặn tầng đất mặt.

Về lâu dài có thể gây tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và sẽ ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa cùng các loại cây trồng khác.

Cùng với đó, tiềm ẩn mối nguy các mầm bệnh nguy hiểm ký chủ trên đối tượng tôm thẻ lây truyền mầm bệnh cho các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt chủ lực của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, xử lý vi phạm về đào ao mới từ đất lúa (vườn tạp, cây lâu năm…) để nuôi tôm thẻ, quy định về bảo vệ môi trường, khoan giếng tầng nông lấy nước lợ, mặn.

Tăng cường công tác tuyên truyền để người trồng lúa, người nuôi thủy sản nắm biết những tác hại trước mắt cũng như lâu dài về ô nhiễm môi trường sinh thái và đa dạng sinh học và nhiều tác động xấu khác để người dân nhận thức rõ và tuân thủ chấp hành.

Huyện Châu Phú và Châu Thành chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân những ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, không để tiếp tục phát triển thêm diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện.

Các phòng, ban chuyên môn của huyện Châu Thành, Châu Phú tham mưu hồ sơ vụ việc của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng mà đoàn kiểm tra của ngành nông nghiệp đã bàn giao để xem xét, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, quy định pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nghề Cá Thế Giới Nghề cá trong nước Văn Bản - Chính Sách
“Chế Độ Chăm Sóc Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Cho Thuyền Viên Trên Tàu Biển”
Áp dụng mô hình tuần hoàn nước – Giải pháp bền vững cho nuôi tôm trong điều kiện nguồn nước ô nhiễm
Bảo Vệ Môi Trường Khoa Học - Công Nghệ
QUY ĐỊNH XỬ LÝ CHẤT THẢI THỰC PHẨM Ở CÁC BỜ BIỂN CỦA TRUNG QUỐC
No Preview
CÔNG NGHỆ INTERNET VẠN VẬT GIÚP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HIỆU QUẢ HƠN
An Giang tăng cường xử lý việc thả nuôi tôm thẻ
Xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ vì sao giảm tới 81% so với cùng kỳ?
Biorex Việt Nam Thương hiệu nổi tiếng quốc giâ
BIOREX VIỆT NAM – THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG QUỐC GIA
Nghệ An: Triển khai gói cho vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản